26 thg 5, 2021

Tại sao các bà mẹ hay bế con bằng tay trái ?

Tại sao các bà mẹ hay bế con bằng tay trái ?

 


Qua quan sát thực tế, rất nhiều bà mẹ bế con bằng tay trái, có thểngười cho rằng do thói quen trong cuộc sống, đa số đều dùng tay phải làm việc nên thường bế con bằng tay trái. Tuy rằng cách nói này cũng có lý, nhưng sự thực không hoàn toàn đúng như vậy. Theo điều tra, những người mẹ bế con bằng tay trái và làm việc bằng tay phải chiếm tới 83%, còn trong số những người quen làm việc bằng tay trái cũng có tới 78% bế con bằng tay trái.

  •  Nghe audio

Ở đây không hề có khái niệm “thuận tay trái" hay “thuận tay phải",phải chăng, theo một quy luật chi phối nào đó khiến họ đã ôm đứa trẻ về phía ngực trái của mình. Kỳ thực, người mẹ bế con bằng tay trái còn do nguyên nhân sinh vật học và tâm lý học. Trái tim con người ở vị trí ngực bên trái, thai nhi trong suốt thời gian ở trong bụng mẹ đã rất quen thuộc với nhịp tim và đã hình thành nên một phản xạ nhất định.

 


Sau khi chào đời, mỗi khi trẻ nghe lại được tiếng nhịp tim quen thuộc sẽ có tác dụng trấn tĩnh tích cực, nhất là trong hoàn cảnh lạ lẫm đáng sợ, trẻ càng càng được tiếp cận với nhịp tim người mẹ. Thực tố đã chứng minh, mỗi khi người mẹ ôm đứa con đang khóc vào ngực mình, đứa trẻ sẽ dễ nín và ngủ hơn là ở những vị trí khác. (LDTTg dịch)

 

Nguồn bài và ảnh: Thế giới Phụ nữ

                               Số 10/02 – 8/4/2002

9 thg 12, 2020

Đồ uống có gas - gây MÒN RĂNG nha...

Đồ uống có gas - gây MÒN RĂNG nha...

  


(NhimBlog) Trong đồ uống có gas có thành phần sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu Can-xi của cơ thể, làm mất cân bằng tỷ lệ ....

Đồ uống đã trở thành một trong những loại thực phẩm có lượng tiêu thụ rất lớn. Thời tiết càng nóng, người uống đồ uống càng nhiều, đặc biệt là đồ uống có gas.

Đồ uống có gas là loại nước giải khát có thành phần Các-bon, có tác dụng ức chế ô-xy hoá và sự sinh sôi của vi khuẩn, do đó cất giữ trong thời gian dài cũng không bị biến chất. Sau khi uống nước có gas, sự bay hơi của Các-bon đem theo nhiệt lượng, vì vậy điểm nổi bật của loại đồ uống này so với các nước giải khát khác là làm hạ nhiệt, giải khát và chống cảm nắng.

Bên cạnh những ưu điểm vốn có, nước có gas cũng có những tác dụng phụ như kích thích dạ dày, có thể gây đầy bụng hoặc rối loạn chức năng đường ruột, đối với người bị loét dạ dày, uống nhiều nước có gas còn có thể gây nguy hiểm thủng dạ dày.

Bị lạnh tay, chân - Nguyên nhân và cách khắc phục

Ai cũng có thể bị lừa

Radio: Săn thiên nga

Các loại nước quả có gas trên thị trường phần lớn được sản xuất từ hương liệu, màu thực phẩm và a-xít hữu cơ, do đó chỉ có thể dùng để giải khát chứ không có các thành phần dinh dưỡng. 

Trong đồ uống có gas có thành phần a-xít chanh và a-xít phốt-pho-rích, các thành phần này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu Can-xi của cơ thể, làm mất cân bằng tỷ lệ Phốt-pho và Can-xi, do vậy uống nhiều đồ uống có gas sẽ dễ bị gãy xương, tỷ lệ này tăng cao gấp 3 lần so với người ít dùng đồ uống có gas.

do-uong-co-gas-gay-mon-rang; NhimBlog

A-xít chanh còn có thể ăn mòn răng. Một kết quả điều tra cho thấy, trẻ em 12 tuổi nếu uống 4 chai nước có gas mỗi ngày thì tỷ lệ sâu răng tăng 252% so với trẻ em cùng tuổi nhưng uống ít nước có gas, tỷ lệ này tăng tới 513% với trẻ 14 tuổi.

Trong nước có gas có khoảng 3 – 5% đường nên cũng thuộc loại sản phẩm có nhiệt lượng cao, nếu uống nhiều sẽ làm người béo phì. Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống.

NhimBlog dịch

Nguồn People Health



3 thg 11, 2020

Mì chính (bột ngọt) ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển chiều cao của trẻ em?

Mì chính (bột ngọt) ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển chiều cao của trẻ em?

 


 

Mì chính (Bột ngọt) là một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn. Loại gia vị này không những giúp cho các món ăn ngon hơn, mà còn có tác dụng tăng cường chức năng cho não. Đó là do trong mỳ chính có Glutanic acid sodium, có khả năng phân giải Glutanic acid trong quá trình tiêu hoá. Glutanic acid có thể biến thành δ- Amino-butyric acid dưới sự tác dụng của các chất xúc tác trong đại não, có tác dụng ức chế truyền tải thần kinh, nếu thiếu chất này sẽ dễ làm cho hệ thống thần kinh trung khu bị hưng phấn quá độ, do đó, sử dụng mỳ chính ở mức độ vừa phải sẽ có lợi cho việc duy trì hệ thống thần kinh.

Nhưng nếu sử dụng mì chính quá nhiều lại cũng sẽ có hại đối với cơ thể. Rất nhiều người đã có cùng một nhận xét khi sử dụng quá nhiều mì chính, đó là hiện tượng dễ bị đau đầu chóng mặt, tê tay, hụt hơi, rối loạn nhịp tim…, hiện tượng này được coi như “say thực phẩm”, nguyên nhân chính là Glutanic acid sau khi hấp thu vào đại não qua đường ruột, cục bộ đại não sinh ra δ- Amino-butyric acid có tính ức chế sự truyền tải thần kinh, khi vượt quá mức điều tiết chức năng bình thường của não,  các chức năng thần kinh sẽ bị ở vào trạng thái bị ức chế.

Cấp cứu và phòng chống hạ đường huyết

Công thức làm món Kim chi củ cải

Truyện ngắn - Vườn táo



Một nhóm nghiên cứu khoa học của Mỹ đã từng làm thí nghiệm trên chuột, họ tiêm vào cơ thể chuột một lượng lớn mì chính, sau một khoảng thời gian, con chuột thí nghiệm đó xuất hiện hiện tượng tổn thương võng mạc và hệ thống trung khu thần kinh, đồng thời bị béo phì. Do số lượng hồng cầu và bạch cầu kết dính bị giảm, muối can-xi trong Cytoplasm bị phá vỡ nên ảnh hưởng đến sự tổng hợp của tế bào, làm cản trở sự sinh trưởng của xương.

Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh, trẻ em nếu ăn nhiều thực phẩm có mì chính hoặc Glutanic acid thì đại não sẽ ức chế sự bài tiết kích thích tố Thyroxin ở khâu não và hoóc-môn tuyến cận giáp (Parathyroid), ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Đây là chất kích thích quan trọng nhất điều tiết Can-xi và Phốt-pho trong máu, nó có tác dụng hạn chế mất chất sắt qua đường nước tiểu, thúc đẩy đại tràng hấp thu các chất Can-xi và Phốt-pho. Nếu chất kích thích này bài tiết không đủ, sự phát triển của cơ thể và của xương sẽ bị cản trở do thiếu hụt Can-xi và Phốt-pho.   

Vì vậy, đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cần phải bảo đảm lượng mì chính hàng  ngày không quá 5gr.

                                                                        Nhimblog (Theo ChinaHealth)

 


 

23 thg 10, 2020

Kế hoạch giảm cân sau khi sinh cho các mẹ

Kế hoạch giảm cân sau khi sinh cho các mẹ

Kế hoạch giảm cân sau khi sinh cho các mẹ


(Nhím Mum) 

Có bầu, sinh đẻ là cả một quá trình kéo dài và vất vả, nhưng có một điều luôn trở thành cơn “ác mộng” của chị em là làm sao giữ được dáng vẻ thon thả như xưa?

Trong thời gian mang thai, thể trọng tiêu chuẩn cần phải tăng thêm từ 12 – 13kg, trong đó 5-6kg là thể trọng của thai nhi, nước ối và nhau thai, do đó ngay sau khi sinh, cơ thể người mẹ có thể giảm ngay được từ 5-6kg, trong một tháng tiếp theo, cơ thể tiếp tục thải bớt được lượng nước còn tích lũy trong cơ thể (khoảng 2-3kg). Phần lớn trọng lượng 3 – 4 kg còn lại là trọng lượng mỡ béo tăng lên trong thời gian mang thai.

Thể trọng tăng lên hay giảm đi là do sự tiếp nhận hoặc tiêu hao nhiệt lượng quyết định, khi nhiệt lượng nạp vào cơ thể nhiều hơn lượng nhiệt lượng tiêu hao thì phần năng lượng dư thừa đó sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích lũy lại, làm cơ thể mập ra. Và ngược lại, sẽ làm nhiệt lượng tiêu hao nhiều hơn, trọng lượng cơ thể giảm và sẽ đạt được mục đích giảm cân.

Do đó, để có thể giảm cân cần thực hiện từ hai phía, thứ nhất: giảm lượng nhiệt lượng nạp vào cơ thể, thứ hai: tăng tiêu hao nhiệt lượng; hoặc thực hiện cùng lúc cả hai việc nói trên. Thông thường, sau khi sinh nếu không chú ý đến nhiệt lượng của đồ ăn thì rất dễ tích lũy một lượng lớn nhiệt lượng, ngoài ra thời gian ở cữ kéo dài làm quá trình trao đổi chất cơ bản diễn ra chậm, nhu cầu nhiệt lượng giảm, nên việc tăng cân là điều khó tránh khỏi.

Một nguyên nhân khác là do hệ thống nội tiết có sự thay đổi (giảm hoóc-môn, chức năng tuyến giáp trạng giảm) cũng làm cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại.

 

Nguyên tắc cơ bản trong việc giảm cân sau khi sinh con

Về cơ bản, tháng đầu tiên sau khi sinh không nên vội giảm cân, thời gian này nên dùng đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng (nhưng cần chú ý đến nhiệt lượng của đồ ăn), nghỉ ngơi nhiều (có thể duy trì sinh hoạt hàng ngày, nhưng tránh làm việc nặng hoặc vận động mạnh cơ thể), đồng thời bảo đảm tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Về mặt thể trọng, chỉ cần duy trì giảm khoảng 2-3kg so với lúc mới sinh là được (trong thời gian mang thai, phần lớn cơ thể là nước). Không nên quá vội phục hồi hình dáng cơ thể để tránh tự làm hại đến cơ thể.

Kế hoạch giảm cân chỉ nên bắt đầu sau khi sinh từ 4-6 tuần  (dựa vào tình trạng phục hồi của cơ thể), cần chú ý không nên đặt mục tiêu quá cao khi bắt đầu giảm cân để tránh nhụt chí rèn luyện khi không đạt được mục tiêu. Nên vạch ra một kế hoạch hợp lý để có thể thực hiện được.

 

Dưới đây là một số nguyên tắc giảm cân sau khi sinh để các mẹ tham khảo.

 1-    Đặt kế hoạch phục hồi dáng vẻ của cơ thể sau 6 – 8 tháng.

 2-    Đặt kế hoạch vận động, bắt đầu từ 10 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần lên đến ít nhất 30 phút/ ngày.

3-     Cùng tập luyện với người khác để động viên lẫn nhau.

4-     Dùng đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nhiệt lượng thấp, In-su-lin thấp.

5-     Người cho con bú, mỗi tuần giảm cân không quá 0,5kg, lượng nhiệt lượng nạp vào không thấp hơn 1800Kcal.

6-    Người cho con bú không được dùng thuốc giảm béo.

7-    Cân trọng lượng cơ thể hàng ngày.

Nhimblog (Hình từ internet)

Các trường hợp chớ, táo bón, mẩn ngứa, lồng ruột ở trẻ sơ sinh

Các trường hợp chớ, táo bón, mẩn ngứa, lồng ruột ở trẻ sơ sinh

 


(Nhím Baby) Các trường hợp chớ, táo bón, mẩn ngứa, lồng ruột ở trẻ sơ sinh

CHỚ: Rất nhiều trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi hay bị trớ, hiện tượng này xuất hiện sau khi sinh khoảng nửa tháng, nhất là các bé trai. Chú ý quan sát, nếu trước và sau khi chớ, vẻ mặt bé không có gì thay đổi, thân nhiệt bình thường, không sốt thì đây chỉ là chớ do thói quen. Để giảm bớt số lần trớ của bé, có thể áp dụng mấy biện pháp dưới đây:

Nếu bé ăn sữa ngoài, thử giảm bớt lượng sữa, khi cho bé ăn nên bế trên tay, sau khi ăn xong nên tiếp tục bể và nâng phần lưng của bé hơn dựng lên cho đến khi nghe thấy tiếng ợ.

Nếu bé bú mẹ mà bị chớ cũng là do lượng sữa hơi nhiều. khi thấy thể trạng bé tăng mỗi ngày trên 40gr, số lần đại tiện cũng tăng thì ít nhiều cũng nên khống chế bớt lượng sữa mẹ.

Sau khi giảm lượng sữa, có thể bé vẫn tiếp tục bị chớ nhưng tinh thần, thể trạng tốt, đại tiện bình thường hình cũng không nên lo lắng. Thông thường, chớ do thói quen, sau ba tháng sẽ tự nhiên hết. Khi bé chớ, có thể giữa sẽ chảy vào tai nhưng không gây nên viêm tai giữa. Nhưng nếu lau không kỹ hoặc khăn lau không sạch thì dễ làm bị thương và viêm tai ngoài. Nếu bé bị trớ bất thường, không phải do thói quen, in mà vẻ mặt bé khó chịu, chớ xong có khóc thì nên đưa bé đi bệnh viện khám.

 TÁO BÓN: trẻ ở tháng tuổi này có thể chữa táo bón bằng cách cho uống nước quả. dùng loại nước quả nào tốt còn phụ thuộc vào cá tính của bé.Có trẻ hợp với loại quả này nhưng cũng có trẻ hợp với loại quả khác. Tốt nhất nên chọn những loại quả đúng mùa. Mới đầu nên pha thêm 10 ml nước lọc vào 20ml quả rồi điều chỉnh dần dần theo nhu cầu của trẻ. Nếu chưa hết táo bón thì có thể cho trẻ uống nước quả nguyên chất ngày hai lần trong một vài ngày. 

MẨN NGỨA:  trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi thường bị mẩn ngứa ở vùng mặt và đầu. khi còn ở mức độ nhẹ nên cố gắng chữa khỏi ngay, tránh để lúc nốt mẩn lan ra khắp mặt. sau khi chữa, phần lớn mẩn ngứa sẽ hết, nhưng có một số ít lại bị mẩn lại hoặc một số rất ít bé bị chuyển thành mẩn ngứa mãn tính cho đến khi trẻ lớn hơn. tốt nhất nên chữa khỏi khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, vì trẻ chưa thể tự quệt tay lên mặt được. khi tắm cho trẻ không được dùng xà phòng, luôn thay khăn sạch để giữ vệ sinh và không nên cho trẻ tắm nắng. ngoài cách chữa bằng bôi thuốc mỡ, nếu trẻ ăn sữa ngoài có thể pha thêm một chút sữa tách béo. đây cũng là một trong những phương pháp chữa trị ( tỉ lệ 7 thìa sữa bột thêm 3 đến 4 thìa sữa tách béo).

CÓ ĐỜM:  Khi trẻ được gần 2 tháng, nghe thấy trong tiếng thở của bé có âm thanh đờm. Khi bế trẻ, đặt tay vào phần ngực có thể cảm nhận được âm thanh này, đêm ngủ trẻ bỗng bị ho hoặc sau gây nên chớ sau khi ăn, nhưng trẻ không có thêm biểu hiện gì khác, vẫn nhanh nhẹn, hay người hoặc sốt nhẹ. Trẻ có đờm là do các chất dịch tiết ra nhẹ bịt lấy nhánh khí quản chứ không phải là một loại bệnh lý. Nếu bé bị ho vào ban đêm thì có thể cho uống thuốc. Còn nếu chỉ nghe thấy tiếng thở khò khè thì cũng không nên quá chăm sóc bé như đối với người ốm, mà nên cho bé tiếp xúc nhiều hơn với không khí trong lành để tăng cường thêm cho niêm mạc khí quản và ra trong việc tiêu trừ chất dịch làm tóc khí quản. Vào mùa đông, nếu trẻ bị ho thì nên hạn chế tắm. Trẻ dễ có đờm trong một thời gian dài, nhưng qua rèn luyện cũng sẽ khỏi được.

ĐỘT NHIÊN HAY KHÓC:  Khi trẻ vẫn ăn ngủ bình thường mà đột nhiên hay khóc như bị đau ở đâu đó thì phải nghĩ ngay đến khả năng bị tắc ruột. Trẻ ở tháng tuổi này hay đột nhiên khóc thét có thể do mấy nguyên nhân sau đây. Chỉ cần không bị tắc ruột thì cho dù thế nào cũng không nguy hiểm đến tính mạng:

LỒNG RUỘT: Do nguyên nhân ruột bị tắc nên rất đau, khi ăn sữa vào lại nôn ra hết. Đặc điểm là cách 5 - 10 phút lại đau một lần. Trẻ ở những tháng tuổi này rất ít khi mắc phải nhưng không phải là tuyệt đối không có. Nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay, nếu còn sớm có thể không phải phẫu thuật. Khi bị tắc ruột, vẻ mặt bé sẽ rất khó chịu. 

Các dạng đau bụng khác được gọi chung là bệnh đại tràng, rất ít khi phát sinh ở trẻ 1 tháng tuổi, tự nhiên cũng sẽ khỏi. Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên mới có khả năng mắc phải, kể cả bé trai bé gái. Trẻ cúng đột nhiên khóc như bị đau do lồng ruột, nhưng cách khóc có khác nhau. bị đau do lồng ruột, trẻ khóc vài phút rồi lại dừng, sau đó lại khóc tiếp, cứ lặp đi lặp lại. Còn trẻ bị bệnh đại tràng có khi khóc tới 20 - 30 phút, nhưng rồi lại ăn, ăn chơi bình thường, không chớ, không táo bón hoặc thay đổi nét mặt. Lúc đầu, bố mẹ rất lo lắng đưa trẻ đến bệnh viện, nhưng khi đến nơi, cơn đau qua đi, đi bác sĩ chẩn đoán trẻ vẫn bình thường. Chú ý theo dõi, nếu một ngày trẻ bị đau 2 đến 3 lần thì đó là bệnh đại tràng.

Trẻ cũng có thể khóc do bị viêm dẫn đến viêm tai giữa. Nếu trẻ khóc do nguyên nhân viêm tai ngoài thì có thể nhìn thấy một bên tai ngoài bị bít lại.

 Nhimblog (Hình từ internet)