Giá trị dinh dưỡng của huyết động vật
và những chú ý
Các loại huyết động vật như huyết lơn, huyết gà, huyết vịt…đều là những loại thực phẩm bổ máu lý tưởng, giàu chất sắt và protein, có thể cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, giúp tăng huyết sắc tố, nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ chứ không thể dùng làm thuốc.
Hình từ Internet
Giá
trị dinh dưỡng
Huyết động vật rất giàu protein và
chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
con người và tốt cho sức khỏe.
Do trong huyết động vật có hàm lượng
sắt rất cao, cơ thể rất dễ hấp thu nên sẽ phòng chống được bệnh thiếu máu và có
tác dụng nhuận tràng.
Ngoài ra, huyết động vật còn có thể
làm sạch tạp chất lắng đọng trong khoang ruột như các hạt bụi và kim loại nặng.
Dưới đây là tác dụng cụ thể của một
số loại huyết động vật phổ biến:
Huyết lợn: Có lượng Protein cao hơn
cả thịt lơn, ít chất béo, giàu sắt và Lecitin. Huyết lợn là loại thực phẩm lý
tưởng cho người bị cao huyết áp.
Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ
em và người trí nhớ kém nên thường xuyên ăn huyết lợn.
Huyết vịt: Huyết vịt tính hàn, có
tác dụng bổ huyết và thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng cho người bị mất huyết
do hư lực hoặc mắc bệnh lỵ a-míp; ngoài ra, huyết vịt còn có thể dùng cho các
trường hợp máu nóng, chóng mặt do trúng gió hoặc trúng độc do thuốc; giải độc
kim loại hoặc độc do côn trùng cắn, phòng chống ung thư đường tiêu hóa.
Huyết gà: Huyết gà tính bình, vị mặn,
có công dụng trừ gió bổ hư, hoạt huyết thông lạc. Huyết gà ngoài tác dụng bổ huyết và
giải độc ra, còn có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh lở miệng và gân cốt bị thương.
Những chú
ý khi ăn huyết động vật
Trong quá
trình chế biến huyết động vật, cần đặc biệt chú ý, nếu không đảm bảo được trạng
thái vô trùng sẽ có thể bị nhiễm rất nhiều vi khuẩn, sau khi vi khuẩn này xâm
nhập vào cơ thể con người có thể gây viêm ruột cấp tính.
Nên mua
tiết động vật tươi và chế biến kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rất nhiều người cho rằng, chỉ có trẻ em mới chảy nước miếng, nhưng trên thực tế, ở người lớn cũng có hiện tượng này.
Hiện tượng này cũng có thể do tư thế nằm,
nếu ngủ gục trên bàn hay nằm nghiêng đều có thể làm chảy nước miếng. Nhưng nếu
hiện tượng kéo dài thì phải đặc chú ý.
Thông thường, chảy nước miếng khi ngủ xảy
ra do các nguyên nhân dưới đây:
Vệ sinh răng miệng kém:
Nhiệt độ và độ ẩm
trong miệng thích hợp nhất cho vi khuẩn phát triển, thức ăn còn sót lại trong kẽ
răng và trên bề mặt răng hoặc sự tồn tại của các chất ngọt rất dễ gây sâu răng
và bệnh nha chu.
Các chứng viêm trong khoang miệng sẽ thúc
đẩy nước bọt bài tiết. Nếu khoang miệng bị nhiễm trùng hoặc đau sẽ rất dễ gây
chảy nước miếng, cần phải uống thuốc để chữa lành vết thương, và hiện tượng chảy
nước miếng sẽ hết.
Nước miếng chảy ra khi ngủ có vị mặn, gây
những vết ố vàng trên gối, đó là do nhiều cao răng, gây viêm chân răng, thậm
chí chảy máu chân răng.
Đây chính là nguyên nhân
thứ hai làm chảy nước miếng khi ngủ, nhất là những người bị răng hô, do hai môi
không khép lại được nên dễ bị chảy nước miếng. Biện pháp khắc phục tốt nhất là niềng
răng chỉnh hàm hô.
Điều tiết thần kinh gặp trở ngại:
Ngoài
nguyên nhân do khoang miệng nói trên, bệnh toàn thân cũng có khả năng làm chảy
nước miếng khi ngủ.
Sự điều tiết bài tiết nước bọt hoàn toàn
mang tính phản xạ thần kinh. Vì thế khi thần kinh điều tiết gặp trở ngại sẽ gây
chảy nước miếng khi ngủ.
Với những người bị bệnh toàn thân, thần
kinh thực vật bị rối loạn, khi ngủ, thần kinh phó giao cảm hưng phấn khác thường,
làm cho đại não phát ra tín hiệu nhầm, nên làm tăng sự bài tiết nước bọt.
Nếu Bạn gặp hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ, hãy tham khảo các nguyên nhân nói trên để áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.
Ngồi lâu
không vận động sẽ dễ mắc bệnh, điều này đặc biệt đúng đối với dân công sở. Vậy
ngồi lâu họ sẽ dễ mắc phải những bệnh gì?
Hại tim
Ngồi lâu không vận động làm cho tuần hoàn máu bị chậm lại, càng lâu sẽ dễ làm
suy giảm cơ năng của tim, gây hiện tượng co thắt cơ tim. Nhất là đối với những
người cao tuổi đã từng mắc bệnh xơ cứng động mạch, tuần hoàn máu chậm sẽ dễ xảy
ra hiện tượng xơ cứng cơ tim và tắc mạch máu não. Nếu trong cuộc sống và công
việc hàng ngày ít vận động, còn cần phải chú ý hơn đến các bộ phận khác trong
cơ thể có bị nhiễm mỡ hay không, vì nội tạng nhiễm mỡ đều có nguyên nhân do ngồi
nhiều.
Hại cơ bắp
Ngồi nhiều ít vận động, khí huyết không lưu thông, thiếu vận động sẽ làm cho cơ
thịt bị lỏng, tính đàn hồi kém, chi dưới bị phù, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn sẽ bị
cứng cơ thịt, luôn cảm thấy đau, tê, co rút cơ thịt.
Hại gân cốt
Ngồi nhiều làm cho cổ, vai, eo, lưng bị duy trì ở tư thế cố định, đĩa đệm và
dây chằng luôn bị ở trạng thái kéo căng làm cho các bộ phận cơ thể nói trên
đau, mỏi, hoặc gặp khó khăn khi xoay chuyển người. Đặc biệt là nếu ngồi không
đúng tư thế, cột sống dễ bị vẹo, dễ bị gù lưng. Ngoài ra còn làm cho xương chậu
và xương cùng phải chịu trọng lượng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tuần
hoàn máu của phần bụng và chi dưới, từ đó gây táo bón, trĩ, tê chi dưới và
phình động mạch chi dưới.
Thiếu vận động sẽ làm cho nhu động đường ruột giảm, bài tiết dịch tiêu hóa giảm,
lâu ngày sẽ gây kém ăn, tiêu hóa không tốt cũng như triệu chứng đầy bụng khó
tiêu.
Ảnh hưởng đến tinh thần và não
tuần hoàn máu kém làm cho náo
không được cung cấp máu đầy đủ, làm cho tinh thần bị ức chế với những biểu hiện
như mệt mỏi, hay ngáp vặt, nếu đứng dậy đột ngột sẽ bị hoa mắt chóng mặt.
Khuyến nghị của các chuyên gia bảo vệ sức khỏe
Với những người làm công việc hay
phải ngồi lâu nên chú ý đến tư thế ngồi, tốt nhất sau khi ngồi làm việc hai giờ
đồng hồ, nên đứng dậy đi lại trong 10 phút, vận động nhẹ để tứ chi được lưu
thông khí huyết và đỡ mệt mỏi.
(Nhimblog) Tránh màu
xanh lam trong phòng ăn: Vì màu xanh
lam thuộc gam màu lạnh, khó làm cho con người có cảm giác mới lạ. Phòng ăn lại
là nơi tập trung của cả gia đình, nên nếu sơn phòng ăn màu xanh lam sẽ ít nhiều
ảnh hưởng đến không khí bữa ăn. Thực nghiệm đã chứng minh rằng, dưới ánh đèn
xanh, màu sắc đồ ăn sẽ kém hấp dẫn. Phòng bếp và phòng ăn tốt nhất nên lấy màu
cam là chính, vì gam màu này ấm áp, sẽ làm tăng không khí cho bữa ăn và đồ ăn sẽ
thu hút mọi người hơn. Tránh màu tím trong phòng ngủ: Màu tím
quả thực có thể mang lại cảm giác trầm lắng và lãng mạn, nhưng nếu sơn màu tím
cho phòng ngủ sẽ làm cả căn phòng trầm và tối, sẽ mang lại cảm giác bị áp lực, ảnh
hưởng đến tâm lý. Ngoài ra, màu phấn hồng thẫm và màu đỏ cũng không thích hợp
cho phòng ngủ. Vì tiếp xúc với những màu này lâu sẽ có cảm giác phiền não.
Phòng ngủ nên sử dụng các màu ấm và nhạt, màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt là những
lựa chọn rất phù hợp. Tránh màu vàng cho phòng đọc sách: Vì màu vàng là màu của sự cảnh giác. nếu phòng đọc sơn
màu vàng sẽ luôn kích thích thị giác, dễ làm mắt bị mệt mỏi. Ngoài ra, màu vàng
có đặc tính là dịu dàng, có tác dụng trấn tĩnh, nhưng nếu tiếp xúc lâu dài sẽ cảm
thấy uể oải. Tốt nhất trong phòng đọc nên sơn màu trắng đục, đây là màu tự
nhiên, vẫn ôn hòa và không gây kích thích quá đọcho mắt. Tránh màu đen trắng đối lập: Trong căn
phòng có hai màu đen trắng đối lập sẽ làm hoa mắt, luôn cảm thấy vội vã và buồn
phiền. Tuy nhiên chỉ cần thay đổi tỷ lệ giữa hai màu, phần màu trắng nhiều hơn
thì các cảm giác khó chịu đó sẽ mất đi, căn phòng sẽ sáng sủa hơn sẽ là một cảm
giác mới lạ hơn.
(Nhim blog) Mùa đông trời lạnh, không khí bị khô nên không ít người bị ngứa, đặc biệt là lúc thay quần áo chuẩn bị đi ngủ, ngứa từ khuỷu tay cho đến đùi, vậy nguyên nhân là do đâu?
Thời tiết thu đông lạnh, các chất bài tiết dưới da gặp khó khăn khi bài tiết ra bề mặt da. Các kiểm nghiệm khoa học đã chứng minh được rằng, điểm tan chảy chất mỡ bài tiết của cơ thể ở khoảng 30 độ C, khi gặp thời tiết lạnh, lớp mỡ dưới da gần như đông lại, nên việc bài tiết gặp khó khăn, và đó chính là nguyên nhân gây khô da rõ rệt trong mùa đông. Đặc biệt đối với người cao tuổi, chức năng trao đổi chất suy giảm theo tuổi tác, sự suy giảm nội tiết làm mất cân bằng bài tiết chất béo dưới da, nên da sẽ khô và ngứa. Lượng mồ hôi cũng giảm nên bề mặt da bị thiếu nước cũng là một nguyên nhân gây ngứa trong mùa đông.
Cảm giác ngứa thường do các nhân tố như chất hoá học, vi khuẩn, ký sinh trùng, trao đổi chất khác thường ngoài cơ thể cũng như viêm da hoặc vải sợi tổng hợp gây nên, chúng kích thích cơ quan cảm nhận đầu dây thần kinh gây nên cảm giác khác thường. Cảm giác ngứa và cảm giác đau đều thông qua cơ quan cảm thụ đầu dây thần kinh dưới lớp da, tuỳ theo mức độ kích thích mà chúng ta có cảm giác đau hoặc ngứa.
Phản xạ đầu tiên khi bị ngứa là gãi, thực ra, gãi sẽ làm tăng sự kích thích đối với da, làm cho da bị đau để át đi cảm giác ngứa. Cứ như vậy, da sẽ trở nên thô ráp, dày lên, đây vốn là một kiểu kích thích cơ quan cảm nhận đầu dây thần kinh nên sẽ gây ngứa thêm, tạo nên phản xạ có điều kiện mới.
Một số người có kinh nghiệm là khi bị ngứa thường dùng giải pháp tắm nước nóng, nhưng vẫn bị ngứa. Đó là do khi tắm nước nóng, kỳ cọ nhiều lần và dùng xà-phòng làm cho lớp màng mỡ vốn đã thiếu trên da bị mất đi, khó có thể giữ được hàm lượng nước bình thường trên da nên gây ngứa.
Để chữa ngứa trong mùa đông, trước tiên phải tăng cường vận động, mỗi buổi sáng, tối trước khi thay quần áo cần phải tự massage toàn thân, để thúc đẩy tuần hoàn da, giảm bớt độ khô của da.
Tiếp đó là việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm thay quần áo (đồ lót nên dùng loại vải cotton mềm), ít ăn các đồ ăn kích thích cũng là một cách giảm ngứa. Tắm bằng nước ấm mỗi tuần 1-2 lần, không nên giặt quần áo bằng bột giặt có tính kiềm mạnh, nên dùng xà-phòng tắm hoặc sữa tắm trung tính với lượng vừa phải, không nên kỳ cọ mạnh và ngâm mình lâu.
Khi bị ngứa da cục bộ, có thể lấy lá mướp tươi vò nát đắp vào chỗ ngứa, hiệu quả chữa ngứa rất tốt.
Khi bị viêm da cấp tính hoặc ngứa nhiều, có thể hoà nước muối để lau cũng có thể chữa ngứa.
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho da cũng là một điều cần chú ý, nên mặc quần áo rộng, mềm, tránh dùng hàng sợi tổng hợp; nên giảm kích thích khi tắm, không nên dùng xà-phòng có độ kiềm mạnh hoặc kỳ cọ quá nhiều, cố gắng tránh bị trầy xước, nước tắm từ 35-37 độ là vừa, thường xuyên thoa kem dưỡng da.
Tắm suối nước nóng – Một phương pháp phục hồi sức khỏe thu
hút khá nhiều người.
Suối nước nóng không phải thích hợp với tất cả những lứa tuổi
như chúng ta thường nghĩ. Trước khi tắm không được vận động mạnh. Sau khi vận động,
nhịp tim tăng, tốc độ máu tăng kết hợp với nhiệt độ nóng của suối sẽ không tốt
cho sức khỏe. Tổ nhất nên nghỉ từ 10-20 phút sau khi vận động mới tắm, cũng
không nên tắm khi quá no hoặc bụng đang đói. Trước khi tắm cần phải có một quá
trình “gia nhiệt” để cơ thể thích nghi với nhiệt độ cao của nước suối.
Các khách du lịch thường cho rằng chả mấy khi đi tắm suối nước
nóng nên tranh thủ tận dụng hết thời gian. Nhưng có một nguyên tắc cần nhớ khi
tắm suối nước nóng: Nhiệt độ và thời gian luôn tỷ lệ với nhau, thời gian ngâm
mình dưới suối thích hợp nhất là khoảng 30 phút kể từ khi cơ thể chỉ còn chút mồ
hôi.
Sau khi tắm suối cần chú ý không nên dùng các loại chất tẩy
rửa để tắm lại nước ngọt, vì như vậy sẽ làm trôi mất các khoáng chất có trên
da.
Theo kinh nghiệm lâm sàng, các bệnh dưới đây không nên tắm
suối nước nóng:
Bệnh ung thư hoặc kết hạch: Vì có thể làm cho các ổ bệnh di
căn.
Bệnh nhân bệnh ngoài da nặng: Vì có thể gây nhiễm trùng.
Bệnh nhân tim mạch: Tắm suối nước nóng dưới sự giám sát của
bác sĩ.
Bệnh nhân bệnh tiểu đường:Không tắm suối nước nóng quá nóng,
vì nhiệt độ cao sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng gánh nặng cho cơ thể
người bệnh.
Người cao tuổi, cơ thể yếu: Phải có người kèm khi tắm.
Tắm suối nước nóng tuy tốt cho cơ thể, nhưng cần phải dựa
vào tình trạng cơ thể, không nên tắm suối một cách thiếu hiểu biết.
(Nhimblog) Trẻ
em khó uống thuốc cả viên hơn người lớn, vì những viên thuốc to có thể mắc lại
trong cổ họng, nghiêm trọng hơn có thể gây ngạt thở, vì thế các bậc phụ huynh
thường bẻ hoặc nghiền nát thuốc trước khi cho trẻ uống. Đây là một cách làm
không hoa học vì họ có thể chưa hiểu hết được đặc trưng của loại thuốc viên.
Viên
con nhộng: Đây là loại thuốc viên có thể hạn chế mùi vị của thuốc, sau khi vào
đến ruột thuốc mới tan ra, mức độ lợi dụng sinh vật thường tốt hơn thuốc viên
nén, vì thế rất nhiều loại kháng sinh thường sử dụng hình thức này. Nếu tách viên con nhộng ra,
mùi vị khác thường nên trẻ thường không chịu uống, đồng thời khó nắm được liều
lượng của thuốc. Thuốc viên con nhộng có hai loại: Loại thường và loại vỏ tan
chậm. Đối với loại vỏ tan chậm, nếu tách vỏ thuốc ra sẽ làm vỡ kết cấu của thuốc
và không còn tác dụng tan chậm.
Viên
tan trong ruột: Đây là loại viên có có một lớp vỏ bên ngoài loại thuốc thông
thường, lớp vỏ ngoài này chỉ tan khi vào đến ruột. Loại thuốc này phải uống cả
viên, nếu uống sau khi nghiên nát sẽ không những làm giảm hiệu quả của thuốc mà
còn có thể gây thêm tác dụng phụ. Nếu phải nghiền thuốc để uống thì phải có biện
pháp tương ứng đối với một số loại thuốc, ví dụ phải uống một lượng thuốc có
tính kiềm để trung hòa a-xít dạ dày, để bảo đảm cho loại thuốc đó thông qua môi
trường a-xít trong dạ dày một cách thuận lợi và hòa nhập được với môi trường kiềm
của đường ruột và phát huy tác dụng.
Viên
thuốc tan chậm: Đây là loại thuốc có thời gian hiệu quả của thuốc kéo dài tác dụng
trong cơ thể, ví dụ như các viên thuốc ho, thuốc viêm phế quản, nhìn bề ngoài
không khác gì các loại thuốc thông thường. Viên thuốc tan chậm cũng như viên
con nhộng được làm từ các nguyên liệu mật độ cao đặc biệt, thuốc được bao bọc bởi
nguyên liệu này và tan từ từ. Nếu ra, kết cấu của thuốc cũng sẽ bị phá vỡ và ảnh
hưởng đến hiệu quả của thuốc. Vì thế, ngoài loại thuốc bắt buộc phải nhai ra,
các loại thuốc khác không được nghiên hoặc bẻ ra để uống.
Viên
thuốc bọc đường: Loại thuốc này thường được bọc bằng ba loại xúc tác tiêu hóa
(A-mi-la-da, A-bu-mi-nô-ít dạ dày, A-mi-lốp-xin), A-mi-la-da, A-bu-mi-nô-ít dạ
dày ở lớp ngoài của thuốc, có thể phát huy tác dụng trợ giúp tiêu hóa trong dạ
dày. A-mi-lốp-xin phải phát huy tác dụng trong môi trường kiềm của đường ruột,
vì thể được bọc ở lớp bên trong. Nếu làm vỡ thuốc sẽ lập tức mất đi tác dụng bảo
vệ, đặc biệt là lớp bột A-mi-lốp-xin còn lưu lại trong khoang miệng có khả năng
phá vỡ niêm mạc miệng, thậm chí gây loét khoang miệng một cách nghiêm trọng.
(Nhimblog) Nhạy cảm là
trạng thái, còn dị ứng là triệu chứng. Nhạy cảm là chỉ làn da yếu, dễ bị ảnh hưởng
bởi các loại kích thích; dị ứng là chỉ làn da bị đỏ, sưng, nóng, đau, ngứa, bị
kích thích…
Nguyên
nhân:
Nhạy cảm: Chủ
yếu do bẩm sinh và hậu sinh. Người nhạy cảm bẩm sinh thường có liên quan đến yếu
tố di truyền; người nhạy cảm hậu sinh lại có liên quan đến các nhân tố như thiếu
dinh dưỡng, lạm dụng mỹ phẩm, phơi nắng gió nhiều.
Dị ứng:
Nguyên nhân gây dị ứng có thể do thực phẩm, thời tiết, thuốc, chất hóa học, di
truyền…Còn về mặt cơ thể là do các tế bào ô-xy hóa gốc tự do và tế bào mỡ phá
hoại hệ thống miễn dịch.
Đặc trưng
và biểu hiện lâm sàng:
Nhạy cảm:
Làn da nhạy cảm thường mỏng, yếu, lộ mạch máu, dễ bị đỏ, các vùng bị đỏ không đều,
có lúc bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ.
Dị ứng: Da
bị dị ứng thường xuyên xung huyết đỏ, ngứa, thậm chí bị nặng đến mức bong da,
phù.
Mối quan hệ
chung:
Nhạy cảm:
Da nhạy cảm nếu không được chăm sóc đầy đủ sẽ bị đỏ, nóng và ngứa…hoặc dùng thuốc
bôi ngoài có tính kích thích cũng sẽ chuyển thành da dị ứng.
Dị ứng: Da
dễ dị ứng có khả năng do sau khi vô tình bị dị ứng gây nên,phần lớn da dị ứng
trước đó đều có triệu chứng da nhạy cảm.
Cách đề
phòng và chữa trị
Đối với da
nhạy cảm: cần tránh ăn đồ ăn dễ gây dị ứng và tránh dùng thuốc dạng mỹ phẩm;
tránh tiếp xúc với những kích thích nóng, kiềm, điện lưu, không chà sát mạnh;
tránh bị tia cực tím chiếu rọi; bình thường rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm.
Khi bị dị ứng
cần chú ý bình tĩnh, trước tiên phải nhớ rằng dị ứng chỉ là đại diện của cá
nhân, không thích hợp với loại sản phẩm đó, chứ không phải là sản phẩm đó không
tốt; bất kỳ loại mỹ phẩm nào cũng có thể gây dị ứng; bất kỳ ai ở vào tình trạng
đó cũng có thể bị dị ứng. Làm rõ nguyên nhân gây dị ứng, tránh xa nguồn gây dị ứng,
đồng thời điều tiết miễn dịch để cải thiện sự dị ứng của cơ thể.
( NhimBlog ) ...đó là chất liệu thường có thêm chất kết dính khi sản xuất, nên dễ gây ô nhiễm trong phòng.
Rèm cửa
– ngoài tác dụng để che ánh sáng và tầm mắt ra, nó còn có ý nghĩa quyết định phản
ánh tính cách và trang trí cho căn phòng. Do đó việc lựa chọn chất liệu, chức
năng, độ thích hợp của rèm cửa cũng là việc làm quan trọng vì chúng có liên
quan đến sức khoẻ của mỗi thành viên trong gia đình.
Rèm cửa
thường được làm từ những chất liệu như sợi bông, đũi, vải xốp, sợi ni-lông, tre
trúc….Trong đó, sợi bông và đũi là hai loại vật liệu hay được sử dụng nhất do dễ
giặt và dễ thay đổi, thích hợp dùng trong phòng ngủ; vải xốp thường được dùng
trong phòng khách do có độ xuyên sáng tốt và có tính trang trí cao; rèm lụa và
rèm nhung có độ che sáng và cách âm tốt, chất liệu mịn, mang tính cách sang trọng
nhưng giá tương đối cao.
Rèm tre
trúc được làm cẩn thận, chịu mài mòn, chịu ẩm, mốc, không bị phai màu, thích hợp
treo ở phòng khách và ban-công. Rèm sợi nhân tạo thường bền, nhiều kiểu dáng,
che sáng tốt, hiện phổ biến nhất là loại rèm sáo (các băng vải dài xếp cạnh
nhau), khi chọn mua có thể kiểm tra xem mặt vải có trơn nhẵn hay không, cạnh
băng vải có bị xơ không? Đồng thời kiểm tra độ phẳng của các băng vải và độ
trơn khi treo mành.
Một
điều cần chú ý khi chọn mua loại rèm gỗ, đó là chất liệu thường có thêm chất
kết dính khi sản xuất, nên dễ gây ô nhiễm trong phòng. Gia đình có trẻ em, người
cao tuổi hoặc phụ nữ có thai nên thận trọng khi chọn mua chất liệu rèm
này.
Khi chọn
mua rèm cửa, ngoài việc cân nhắc về đặc điểm trang trí ra, chúng ta cũng nên
xét nhiều hơn đến các mặt dưới đây:
Cách
âm: khi âm thanh
trong phòng liên tục đạt tới 30 đề-xi-ben sẽ làm cho người trong gia đình khó
ngủ, vì vậy, lựa chọn tấm rèm cửa có hiệu quả cách âm là một điều rất quan trọng,
tốt nhất là chọn loại chất liệu nhung, sợi bông, đũi. Thông thường, chất liệu
rèm càng dày thì khả năng cách âm càng tốt, chất liệu tốt có thể giảm từ 10 –
20% tiếng ồn từ bên ngoài.
Chắn
sáng: nếu muốn
có một giấc ngủ ngon giữa ban ngày, tốt nhất nên chọn loại rèm có độ chắn sáng
tốt cho phòng ngủ, rèm sợi bông hoặc nhung là tốt nhất. Còn những nơi không quá
cần thiết phải che bớt ánh sáng như nhà bếp, phòng đọc sách thì có thể chọn loại
mành sáo.
Giữ
nhiệt: khi mùa
đông đến, chiếc rèm cửa còn là một bức bình phong chắn những cơn gió lạnh, tốt
nhất nên chọn loại chất liệu dày và nặng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia
thiết kế Nhật bản, màu đỏ thẫm là màu ấm áp nhất nên thích hợp vào mùa đông.
Màu
sắc: nếu sử dụng
rèm cửa màu thẫm trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho tinh thần trở nên nặng
nề, u uất. Màu sắc tươi sáng quá cũng không tốt vì dễ làm cho thị giác bị mệt mỏi.
Để cho tinh thần luôn cảm thấy dễ chịu, hãy chọn rèm cửa có màu xanh lá cây hoặc
xanh da trời nhạt. người hay mất ngủ nên chọn màu rèm có phối màu đỏ và đen.
( NhimBlog ) ...nhiệt độ trong cơ thể con người không liên quan gì đến sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài. Dưới tác dụng của thần kinh tự chủ, nhiệt độ trung tâm của các cơ quan nội tạng như tim, gan luôn ổn định ở nhiệt độ 37độC. Khi trời lạnh, các mao mạch ở
Rất nhiều phụ nữ hiện nay đang mắc phải chứng bệnh lạnh tay chân mà người ta gọi là “Chứng sợ lạnh”. Trên thực tế, trong y học hiện đại, chứng sợ lạnh không thuộc về bệnh tật mà thuộc về thể chất. Do rất nhiều nguyên nhân phức tạp, cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác tại sao phụ nữ mắc phải nhiều hơn, nhưng qua chẩn đoán cho thấy, hầu hết là do sự điều tiết thần kinh tự chủ và lượng máu lưu thông trong mao mạch không tốt gây nên.
Nguyên nhân:
Chúng ta đều biết, nhiệt độ trong cơ thể con người không liên quan gì đến sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài. Dưới tác dụng của thần kinh tự chủ, nhiệt độ trung tâm của các cơ quan nội tạng như tim, gan luôn ổn định ở nhiệt độ 370C. Khi trời lạnh, các mao mạch ở xa nội tạng co lại, làm giảm lưu lượng máu, vì thế nhiệt độ các bộ phận ở xa nội tạng như tay, chân bị giảm là chuyện tất nhiên. Thông thường ở nhiệt độ thấp hơn từ 5-70C, còn ở người bị lạnh thì nhiệt độ này giảm nhiều hơn từ 7 - 120 C.
Hiện nay, chứng bệnh sợ lạnh chưa đến mức độ phải điều trị ở bệnh viện, nhưng tay chân lạnh đến khó ngủ cũng là điều phiền não. Ngoài việc khắc phục từ bên ngoài như đi tất hoặc chăn điện ra, còn có thể để tắm nước nóng trước khi ngủ, đặc biệt là ngâm mình trong bồn tắm để toàn thân cảm nhận được sự ấm áp từ bên trong.
Một cách khác cũng có thể giúp cải thiện được chính sợ lạnh bằng cách chuẩn bị hai xô đựng nước có thể ngập đến bắp chân, một xô đựng nước nóng khoảng 22 - 230C, một xô đựng nước lạnh. Trước tiên, ngâm chân vào xô nước nóng trong khoảng 3 phút, rồi ngâm chân vào xô đựng nước lạnh trong 30 giây, làm liên tục như vậy từ 6 đến 7 lần. Thông qua sự co dãn lặp đi lặp lại của mạch máu, rèn luyện chức năng vận động cơ của mạch máu. Chỉ cần kiên trì thực hiện trong một tuần sẽ có chuyển biến tốt.
Ngoài các phương pháp trị liệu vật lý trên, còn cần chú ý đến cách sinh hoạt và cách ăn uống. Trong số thực phẩm vẫn dùng hàng ngày, có loại làm cho cơ thể sinh nhiệt, nhưng cũng có loại làm cho cơ thể lạnh đi và có loại ôn tính. Ví dụ: cà rốt, hành tây, gừng là những loại thực phẩm mang tính nhiệt, rau cần, củ cải, dưa hấu mang tính hàn, người mắc chứng sợ lạnh nên căn cứ vào đó để lựa chọn loại thức ăn thích hợp. Đồng thời cũng không nên thức đêm, hút thuốc và cố gắng rèn luyện thói quen ngủ sớm dậy sớm. Chỉ cần chú ý hơn một chút đến sinh hoạt hàng ngày là chúng ta có thể loại bỏ được những trăn trở về chứng sợ lạnh.
(NhimBlog)
Đây là các vùng đặc biệt liên quan đến sức khỏe trên cơ thể.
Trên cơ thể người có 4 vùng lớn, đó là lưng, xương
sống, nách và rốn.
Lưng: Theo các
chuyên gia nghiên cứu, dưới lớp da lưng có một lớp tế bào miễn dịch, vì thế sau
khi bị cảm hoặc trúng gió, cạo gió là biện pháp kích hoạt các tế bào miễn dịch
ở vùng lưng hoạt động, giúp cơ thể tăng khả năng đẩy lùi bệnh tật.
Cột sống: Bộ phận già
đi đầu tiên của con người chính là cột sống. Luyện tập cho
cột sống có thể chữa tới hơn 100 đoạn bệnh. Cột sống là trục chính
của cơ thể, luyện tập các môn dưỡng sinh có thể sinh ra nguồn năng
lượng sinh học rất lớn, có thể bổ sung, vận chuyển năng lượng đến các
phủ tạng, não bộ và toàn thân, có tác dụng chống và chữa các bệnh
thiếu máu não, bệnh quên của người cao tuổi, bệnh tiểu đường,
thần kinh.
Nách: Là nơi ẩn
chứa rất nhiều mạch máu, dây thần kinh và tuyến hạch
Lim-pho với hai đặc điểm kỳ diệu: Một là kích
thích các dây thần kinh và mạch máu thúc đẩy tuần hoàn thần kinh thể dịch, giúp
cho các cơ quan của cơ thể có và dinh dưỡng, hai là khi bị kích thích gây
cười sẽ làm cho từng tế bào của các cơ quan đều được vận động, có lợi
cho não, tim, phổi.
Rốn: là nơi có
tác dụng an thần, điều hòa khí huyết, thông gan lợi mật, tôi
cố thận, lưu thông kinh lạc. Dùng thuốc đông y đắp vào rốn có thể chữa một
số bệnh như: như đắp bột trân châu trộn đan sâm chữa mất ngủ, đắp sa
nhân, chỉ thực (tên loại thuốc Đông y) để điều hòa tiêu
hóa.
(NhimBlog) Ăn nhiều thức ăn có chứa đồng, thiếc, sắt: Các vật chất này có chủ yếu ở ...
Ăn nhiều thức ăn có chứa đồng, thiếc, sắt: Có một số loại thực phẩm là một trong những nguồn gốc gây đen da. Thực phẩm có chứa nguyên tố kim loại có thể trực tiếp làm tăng số lượng hoạt tính của các vật chất như Butyric Acid, có liên quan đến sự sinh trưởng của các sắc tố. Các vật chất này có chủ yếu ở gan động vật, bầu dục, tôm, cua, các loại đậu, hạch đào, vừng đen, nho khô.
Loại thuốc tác dụng với các sắc tố:Có rất nhiều loại thuốc làm thay đổi màu sắc của làn da bình thường. Đó là do thuốc có khả năng tác dụng mạnh với các sắc tố. Khoảng 10% bệnh nhân dùng thuốc ký ninh xuất hiện những vết ban sắc tố xanh; thuốc an thần có sự uy hiếp lớn nhất đối với da, dùng thuốc này thời gian dài cũng sẽ xuất hiện những vết đốm màu nâu nhạt, tím nhạt, xanh nhạt ở phần mặt, cổ, cánh tay. Ngoài ra, dùng nhiều kem có chứa thủy ngân cũng làm ra xuất hiện các vết ban. Thuốc chống ung thư cũng ảnh hưởng đến màu da.
Tác động của môi trường:Đầu tiên phải kể đến tia cực tím, gây kích thích đối với các hắc sắc tố trong da, phát triển các vết ban và các bệnh về da kể cả khi trời râm, không có ánh mặt trời. Tia cực tím làm cho da bị đen, lão hóa và sinh ra các nếp nhăn. Trong số các phản ứng của da người dưới tia cực tím, phản ứng cấp tính nhất là da ửng đỏ, cháy nắng và tăng độ dày biểu bì của da, các phản ứng ấy lặp lại nhiều lần gây lão hóa da. Nếu muốn duy trì được làn da trắng mịn quanh năm, thì việc đầu tiên phải làm là tránh cho da tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời, nhất là khi tia cực tím đạt từ 7 độ trở lên. Trên thực tế, không khí ẩm, ánh mặt trời xuyên qua cửa kính xe, thậm chí ánh đèn, máy vi tính đều có thể gây đen da.
Dấu hiệu của một số loại bệnh: Thường gặp nhất là bệnh về hệ thống bài tiết, các bệnh mãn tính, các bệnh do thiếu dinh dưỡng. Các loại bệnh này có thể khiến da chuyển sang thẫm màu, phân bố ở những vị trí lộ ra ngoài hoặc chịu sự chà xát nhiều như mặt, mu bàn tay, khớp. Bệnh gan mạn tính cũng làm cho phần da mặt bị vàng hoặc có nốt đen quanh mắt. Ngoài ra, hắc sắc tố của những người mắc các bệnh trên thường tích tụ ở phần mặt, đặc biệt là trước trán, má, sau tai và rõ nhất ở phần gáy. Mắc một loại bệnh ngoài da, đặc biệt là các loại thực phẩm nhạy cảm gây bệnh ngoài da như hành, tỏi,ớt, hạt tiêu, rượu, cá, cá tôm, ...cũng có thể gây phản ứng cho da, làm lắng đọng các hắc sắc tốnên sẽ gây đen da.
(NhimBlog)Điều chỉnh bàn làm việc , lựa chọn chiều cao phù hợp cho ghế ngồi. Lưng và chân phải luôn có chỗ dựa, phần đầu gối có thể thấp hơn mông một chút, đây sẽ là tư thế ngồi dễ chịu nhất.
Dân văn phòng ngồi nhiều hơn đi lại, nên hầu hết các anh chị đều mắc chứng đau lưng. Công việc bận rộn thật nhưng các anh chị thực hiện theo mấy tip dưới đây là sẽ giảm được chứng bệnh đau lưng nhé!
- Điều chỉnh bàn làm việc , lựa chọn chiều cao phù hợp cho ghế ngồi. Lưng và chân phải luôn có chỗ dựa, phần đầu gối có thể thấp hơn mông một chút, đây sẽ là tư thế ngồi dễ chịu nhất.
- Thường xuyên vận động, ít nhất mỗi giờ đứng lên đi lại một lần, hãy thử để tài liệu và những thứ cần thiết ở chỗ bắt buộc phải đứng dậy, hoặc lấy nước vừa đủ uống trong 1 giờ, để sau đó phải đứng lên đi lấy nước.
- Vươn lưng để phòng chống và giảm đau lưng. Mỗi 30 phút, đứng thẳng người, hai tay đặt sau eo và lưng, ngả người ra phía sau ở mức độ tối đa, động tác này cần thực hiện chậm để tránh gây tổn thương phần lưng.
- Đỡ cho phần lưng, khi ngồi làm việc, hãy đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng, thường xuyên thay đổi độ nghiêng của gối đệm để đỡ cho phần lưng, giảm sức ép quá độ cho phần cơ.
- Chú ý dùng nhiều đồ ăn giàu chất dinh dưỡng, cam-xi nhưng ít béo để tránh loãng xương gây đau lưng.
- Tắm nước nóng sẽ giúp cơ thể được thả lỏng và thư giãn hoàn toàn.
(NhimBlog) Sau lúc này, đồng hồ sinh học của cơ thể xuất hiện nhịp nghỉ, khiến cho tinh thần giảm sút và có cảm giác buồn ngủ, cơ thể cần một khoảng thời gian ngắn để điều chỉnh, loại bỏ mệt mỏi và phục hồi thể lực,
Sự cạnh tranh khốc liệt, nhịp sống tốc độ đã tạo cho chúng ta thói quen vùi đầu vào công việc, mà quên đi việc chăm sóc cho bản thân. Qua một buổi sáng làm việc và học tập, năng lượng trong cơ thể cũng tiêu hao đi khá nhiều, ngủ một chút sau bữa trưa có thể phục hồi lại những tiêu hao về trí lực và thể lực.
Xét từ góc độ sinh lý học, sự hưng phấn của các tế bào não người thường có thể kéo dài từ 4-5 giờ đồng hồ, sau đó sẽ chuyển sang trạng thái ức chế, đặc biệt là sau bữa cơm trưa, sự cung cấp máu cho đường tiêu hóa tăng lên rõ rệt, máu cung cấp cho não giảm, làm cho lượng Oxy và chất dinh dưỡng theo máu vào não cũng giảm theo. Sau lúc này, đồng hồ sinh học của cơ thể xuất hiện nhịp nghỉ, khiến cho tinh thần giảm sút và có cảm giác buồn ngủ, cơ thể cần một khoảng thời gian ngắn để điều chỉnh, loại bỏ mệt mỏi và phục hồi thể lực, ổn định sự cân bằng chức năng của hệ thống thần kinh. Vậy ngủ trưa như thế nào là khoa học?
Trước hết, thời gian ngủ trưa không nên quá dài, tốt nhất là trong vòng 1 giờ đồng hồ. Giấc ngủ thường được chia làm hai giai đoạn: ngủ nông và ngủ sâu. Trong điều kiện bình thường, sau khi ngủ từ 80-100 phút sẽ chuyển từ giai đoạn ngủ nông sang ngủ sâu. Khi ngủ sâu, quá trình ức chế của các trung khu đại não tăng mạnh rõ rệt, các mạng lưới mao mạch trong tổ chức não giảm xuống. Nếu chúng ta chợt tình ở giai đoạn ngủ sâu, quá trình ức chế của tầng vỏ não không thể lập tức phản ứng, mạng mao mạch đang đóng cũng không kịp mở ra làm cho đã phải trải qua một khoảng thời gian không được cung cấp đủ máu, chức năng của hệ thống thần kinh thực vật tạm thời bị rối loạn, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu. Cảm giác khó chịu này sẽ kéo dài khoảng 30 phút mới dần dần mất đi.
Một điều cần chú ý nữa là ăn xong không nên ngủ ngay, vì lúc này trong dạ dày còn đầy thức ăn chưa tiêu hóa, nếu nằm ngay sẽ có cảm giác đầy bụng. Tốt nhất là sau khi ăn nên có một số động tác nhẹ như đi bộ, xoa bụng rồi mới ngủ trưa, sẽ có lợi cho sự hấp thu tiêu hóa.
Điều thứ ba cần chú ý là tư thế ngủ. Ngủ nơi ở nơi công sở, chúng ta thường ngả nghiêng trên ghế sa lông hoặc gục đầu xuống bàn. Đây chỉ là những tư thế bất đắc dĩ, vì cơ thể khi ngủ ở trạng thái mà cơ thịt thả lỏng, nhịp tim đập chậm, mạch máu giãn, lượng máu lên não giảm, nhất là sau khi ăn, nên nếu thường xuyên ngủ ngồi thì não sẽ thiếu máu, gây đau đầu, mệt mỏi; Nếu ngủ gục trên bàn sẽ gây ép ngực, khó thở, tăng gánh nặng cho tim và phổi. Tư thế ngủ thích hợp nhất là nằm nghiêng để giảm gánh nặng cho tim phổi, khi lượng máu vào gan nhiều sẽ có lợi cho tiêu hóa. Vì thời gian ngủ chưa ngắn, nên không miễn cưỡng phải nằm nghiêng về bên nào, chỉ cần có thể đi vào giấc ngủ là được.
NhimBlog (PNVN, hình từ internet)
Bản Radio một bài viết xúc động, một kỷ niệm về bố của tác giả.
(Nhimblog)Đến với môn thể thao này chưa lâu, nhưng nó đã giúp chị có một cú "lột xác" ngoạn mục trong mắt các đồng nghiệp...
Mấy hôm
trước, trong dịp gặp mặt cơ quan cũ, một chị đồng nghiệp đã làm tất cả mọi người
ngạc nhiên vì sự thay đổi từ ngoại hình đến thần thái của chị.
Trước
đây, chị làm tại văn phòng, khéo léo, chu đáo, được lãnh đạo và đồng nghiệp quý
mến, tuy nhiên có phần hơi rụt rè trong các hoạt động chung của Công ty, một phần
do tính cách nhẹ nhàng của chị, nhưng cũng một phần do chị hơi “mũm mĩm”, nên
việc di chuyển cũng có phần trở ngại
Năm nay gặp
lại chị, một hình ảnh hoàn toàn khác: da dẻ hồng hào, cơ thể săn chắc, sắc mặt
tươi tắn và đặc biệt là độ hoạt bát, ai cũng mừng cho chị và đoán rằng, con cái
đã lớn, không phải lo lắng nhiều cho gia đình nữa nên chị mới có được sự thay đổi
đó. Chị hớn hở chia sẻ với mọi người, ngoài những điều mọi người suy đoán rất
đúng về gia đinh, thì chị còn tìm được một niềm vui mới, nó đã giúp chị có được
một dáng vẻ lột xác như hôm nay.
Chị kể,
cũng chưa lâu đâu, chỉ sau đợt nghỉ Covid lần một, mấy chị hàng xóm cùng khu
chung cư rủ nhau đi xe đạp rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Ban đầu
chị cũng ngại lắm, vì ít khi tham gia các hoạt động chung thế này. Được ông xã
và các con động viên mua xe, nên chị đã tham gia. Ai ngờ, chỉ sau chưa đến một
tuần, chị đã bị “nghiện” môn thể thao này. Bây giờ, ngày nào chị cũng đi tập
xe, bất kể là mưa hay nắng.
Mọi người
cứ nghĩ, chỉ người cần giảm cân mới nên tập xe đạp, tất nhiên rồi, đạp xe sẽ đốt
cháy một lượng mỡ gấp 1,2 lần so với đi bộ. Nhưng thực ra, tập xe đạp đâu chỉ để
giảm cân, mỗi khi đạp xe, tất cả các bộ phận như lưng, eo, đùi, cơ bụng, khớp...đều
phải vận động, đốt cháy mỡ thừa nên hiệu quả giảm cân rất rõ ràng.
Ở độ tuổi
trung niên, nếu thường xuyên tập xe đạp một cách phù hợp, có thể tránh được hiện
tượng lão hóa não, giúp não bộ linh hoạt hơn, tay chân nhanh nhẹn hơn do phần
chân phải phối hợp nhịp nhàng.
Đạp xe là
một hoạt động cần ô-xy, nên khi vận động, có thể giúp tăng chức năng tim phổi,
phòng ngừa các bệnh tim mạch và phổi. Ô-xy được trao đổi nhiều sẽ giúp các cơ
quan nội tạng nhận được nhiều ô-xy hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất được
hiệu quả, nên da dẻ sẽ hồng hào. Người trung niên nếu kiên trì hàng ngày đạp xe
khoảng 30 phút – 1 tiếng, sẽ giúp tăng cơ năng cho xương khớp, chống lão hóa
xương và cơ bắp.
Trong quá
trình đạp xe, sẽ ra nhiều mồ hôi nên lượng nước trong cơ thể sẽ giảm, luôn nhớ
bổ sung nước cũng như chất bù điện giải (Oresol), giúp cơ thể được cân bằng. Ngoài
đồ ăn hàng ngày, người tập nên ăn thêm nhiều rau tươi và các loại trái cây để bổ
sung các loại Vitamin, đồng thời thu xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Để việc đạp
xe phát huy được tác dụng tốt nhất, một điều phải luôn ghi nhớ là giữ đúng tư
thế. Khi đạp xe, thân trên có chịu một chút áp lực, giữ tư thế hơi chúi về phía
trước, cánh tay duy trì độ cong tự nhiên để đỡ thân trên, phần eo hơi cong, đẩy
trọng tâm cơ thể về phía trước một chút. hai bàn tay nắm ghi-đông xe và ngồi vững.
Loại xe phù hợp nên là xe địa hình, để giảm bớt biên độ hoạt động của đùi và khớp.
Khi đạp xe, mũi chân hơi hướng xuống dưới, đùi giữ góc nghiêng 30-45 độ so với
mặt đất, cơ đùi thả lỏng vừa phải, khớp mắt cá chân linh hoạt để điều chỉnh diện
tích tiếp xúc giữa bàn chân và bàn đạp.
Tư thế đạp
xe vô cùng quan trọng, sai tư thế trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến cột sống,
đau mỏi vai và cánh tay, dẫn đến giảm hiệu quả của việc rèn luyện.
Xe đạp hầu
như ai cũng biết đi, thời gian tập xe lại có thể linh hoạt, nên nếu vì công việc
quá bận rộn không thể tập xe hàng ngày, thì cũng nên cố gắng tập 2-3 lần/tuần. Cơ
thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái sẽ giảm bớt áp lực từ công việc và gia
đình, tăng độ linh hoạt trong xử lý mọi vấn đề của cuộc sống.
Những
chia sẻ người thật việc thật của chị đồng nghiệp khiến buổi họp mặt hôm đó thật
là rôm rả. Không riêng chị em, các anh em cũng hào hứng lên kế hoạch cho một “Chiến
dịch sức khỏe” tiết kiệm chi phí mà hiệu quả lại cao này.